Thật tuyệt khi nghĩ đến buổi cắm trại vui vẻ cùng gia đình, bạn bè, mọi người cùng nhau nướng đồ ăn và hát hò quanh đống lửa trại. Tuy nhiên, những sự cố thường gặp phải khi đi cắm trại là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết những sự cố đó.
1. SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TÉ GÃY CHÂN TAY
Chúng ta thường dựng lều cắm trại ở nơi thiên nhiên hoang dã có trẻ con thì các bé thường thích khám phá và tìm hiểu hay chơi đùa.
Bị té với các bé cũng là sự cố thường gặp nhưng 2% trong những lần té đó có thể để lại vết thương, nặng bị trẹo khớp, gãy tay, gãy chân…Chúng ta phải có kiến thức sơ cứu có người bị gãy chân hay tay trước khi đưa đến bệnh viện
Triệu chứng
- Âm thanh lạo xạo dưới da sau khi bị chấn thương
- Sưng và đau xung quanh vùng chấn thương
- Bầm tím tại chỗ bị chấn thương
- Biến dạng cánh tay hoặc chân
- Đau ở vùng bị chấn thương, đau tăng lên khi di chuyển vùng này hoặc có áp lực đè lên
- Mất chức năng vùng bị thương
- Khi gãy xương hở, xương nhô ra khỏi da
Xử lý
Khi gặp sự cố thường gặp đó, chúng ta cần sơ cứu luôn cho nạn nhân nhưng phỉa chú ý thực hiện các nguyên tắc sau:
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nguy hiểm.
- Nẹp được sử dụng để cố định xương gãy phải đủ dài để đủ bất động chắc khớp trên và dưới ổ gãy.
- Buộc dây cố định nẹp phải trên chỗ gãy, dưới chỗ gãy, khớp trên và khớp dưới chỗ gãy.
- Không nên cố cởi quần áo nạn nhân, nếu cần phải bộc lộ vết thương thì cắt quần áo theo đường chỉ (nếu phải cởi thì cởi bên lành trước).
- Không đặt trực tiếp nẹp vào da nạn nhân. Các mấu lồi đầu xương, vùng tỳ đè phải có lót bông rồi mới đặt nẹp.
- Sau đó cần chuyển nạn nhân về cơ sở y tế để được chăm sóc.
2. RẮN CẮN
Khi bị sự cố thường gặp rắn cắn, bất kể là loại rắn nào, ta cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu chu vi vết cắn gây đau nhức kịch liệt, sưng phù, nạn nhân nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn… thì có thể là đã bị rắn độc cắn.
Dựa vào con rắn đã đánh, bắt được: rắn lục, hổ mang, cạp nong, cạp nia…
Tình trạng
– Nếu là rắn lục hay chàm quạp thì vết thương xưng tấy đau nhức rất nhanh.
– Nếu là rắn hổ, vết thương ít sưng đau nhưng vài giờ sau nạn nhân có thể chết vì ngạt thở do chất độc làm liệt hô hấp.2.
Xử lý
– Thật bình tĩnh, không được cử động mạnh. Nếu không nọc độc sẽ càng lan nhanh trong cơ thể.
– Dùng băng cuộn hay nẹp vải băng chặt phía trên vết rắn cắn khoảng 5cm. Nếu làm garô thì phải cẩn thận: cứ sau 1 giờ thì nới garô 1 lần, ghi chép nhật ký garô.
– Khử khuẩn vết cắn bằng thuốc tím hoặc cồn íôt. Có thể tẩy nọc tại chỗ bằng nước xà phòng hoặc các loại nước có chất chua hay chát.
– Lấy một con dao thật bén đã khử trùng sạch sẽ (bằng lửa là tốt nhất) rạch vào mổi vết răng nanh một hình chữ thập (+) dài khoảng 1cm và sâu 1,2cm.
– Dùng miệng (không sâu răng hoặc có vết thương bên trong) hút nọc độc và nhổ đi trong khoảng 15 phút. Nếu có ống giác hơi thì càng tốt.
Lưu ý: Phương pháp này phải làm ngay sau khi bị cắn, chứ nếu đã bị cắn sau 30 phút rồi thì xem như vô ích.
– Cho nạn nhân uống cà phê hoặc chè đặc.
– Quấn nước đá vào một khăn vải và đắp chườm xung quanh vết rắn cắn.
3. Chữa dân gian
-Hòa chung 20g bù ngót (hoặc rau răm hay cây kim vàng) với 5g phèn chua: giã nhuyễn, nước để uống, xác đắp lên vết cắn.
– Nhai cùng một lúc 6-7 lá trầu, 1 qủa cau, một chút vôi trầu, một miếng quế bằng ½ ngón tay út giã nhuyễn. Nuốt hết nước cốt vào miệng.
– Chuyển nạnnhân đến bệnh viện (tránh bị dằn xóc-càng êm càng tốt).
3. SỐT CAO
Triệu chứng:
Sốt cao là sự cố thường gặp ở trẻ nhỏ có nhiều nguyên nhân, nhưng bản thân sốt cao trên 39 độ C có thễ nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.
Xử lý:
- Đối với trẻ nhỏ, làm thoáng cơ thể bằng cách cởi hết quần áo bỏ mũ trên người của bé.
- Ở người lớn chỉ cho mặc quần lót.
- Chườm khăn, nước lạnh hoặc nước mát lên đầu, ngực, bụng, đùi, háng và sau gáy – khi hết lạnh, thay khăn khác.
- Tạo độ mát cho người bệnh bằng cách quạt hay tạo luồng gió mát.
- Ngừng các biện pháp hạ sốt khi thân nhiệt người bệnh hạ xuống dưới 38 độ C.
- Tăng cường bổ xung nước lạnh, nước trái cây.
- Chú ý khi sốt cao từ 40 độ C trở lên người bệnh có thể xuất hiện co giật.
- Phải tìm cách chườm lạnh tích cực hơn.
- Khi đỡ sốt, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra khám tìm nguyên nhân.
- Không được cho uống Aspirin nếu bệnh nhân hay đau vùng dạ dày (bụng trên).
4. ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU
Triệu chứng:
- Thường xảy ra sau bữa ăn quá nhiều món chất đạm cao, thức ăn bị ôi thiu hoặc thức ăn lạ.
- Lúc đầu cảm thấy đầy hơi, đau bụng, ỉa chảy.
Xử trí:
Uống một cốc nước hòa 1 muỗng canh bicacbonat (thuốc muối) hoặc uống một cốc chè đường gừng. Nhịn ăn một bữa.
Tuy nhiên cần cảnh giác, phải đi khám bệnh khi:
- Cơn đau kéo dài qúa 2 giờ.
- Nôn mửa qúa nửa giờ.
- Sốt trên 37,5 độ.
5. NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
Triệu chứng:
- Xảy ra khoảng 6 giờ sau khi ăn.
- Thức ăn ôi thiu, đồ hộp qúa hạn sử dụng.
- Đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều lần.
- Hoa mắt, chóng mặt, ngất, vã mồ hôi.
Xử trí:
-
- Lấy một lông gà đã rửa sạch, ngoáy họng để gây nôn. Giữ lại chất nôn và nước tiểu.
- Sưởi ấm.
- Điều tra diễn biến sự việc ở người xung quanh.
- Chuyển bệnh viện hoặc mời bác sĩ.
Hãy theo dõi camping&chill để biết thêm nhiều mẹo bổ ích cho chuyến đi cắm trại của bạn